Ngày 17/8 theo tin tuc nhanh, tại TAND tỉnh Quảng Bình đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ án “cướp gỗ huê" chấn động dư luận. Tuy nhiên, do thiếu luật sư bào chữa cho các bị cáo nên TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định trì hoãn xét xử.
Tại phiên tòa hôm nay, chỉ có 8 luật sư bào chữa cho các bị cáo có mặt tại phiên tòa, do đó TAND Tối cao tại Đà Nẵng quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án "Cướp gỗ huê" (bởi theo quy định của pháp luật, việc xét xử các bị cáo về tội danh Cướp tài sản với khung hình phạt cao (từ 18 năm tù đến chung thân, tử hình) bắt buộc phải có các luật sư tham gia bào chữa, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa).
Theo cáo trạng tin tuc hang ngay của VKSND tỉnh Quảng Bình, trước đó, vào khoảng cuối tháng 4/2012, Phạm Văn Thắng (SN 1970, trú tại thôn Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch cùng một số đối tượng khác tiến hành khai thác trái phép 3 cây gỗ huê ở Hung Trí (thuộc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng). Sau đó, Thắng đã thuê Phạm Văn Toàn (ở cùng thôn) vận chuyển 7 gùi gỗ huê, có trọng lượng từ 350 - 420kg ra khỏi rừng.
Phiên tòa xét xử tiếp tục bị trì hoãn vì lí do thiếu luật sư
Đến khoảng 12h ngày 2/5/2012, Toàn đã thuê thêm 22 người nữa vào rừng để vận chuyển số gỗ huê nói trên. Lúc này, để tránh những rủi ro, Toàn và Thống đi ra trước để dò đường, khi đến địa phận Hung Roi (thuộc thôn 4, xã Xuân Trạch) thì gặp Nguyễn Văn Hiệu (SN 1970, trú ở xã Xuân Trạch) và Văn Phương (SN 1987, trú ở xã Sơn Trạch).
Thấy Toàn, Phương đã dùng dao kề cổ anh và hỏi “gỗ đâu rồi”, anh Toàn nói “gỗ thu giấu rồi”, sau đó, Phương dùng dây dù trói anh Toàn lại. Rồi nhóm của Toàn lần lượt bị Hiệu và Phương chặn đường khống chế và lấy hết số gỗ nói trên.
Lấy được số gỗ trên, Nguyễn Văn Hiệu đã bán cho Phạm Hải (SN 1961, ở thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) với giá 4 tỉ đồng. Số tiền bán gỗ Hiệu chia cho các đối tượng và chi trả cho những người được nhóm Hiệu thuê gùi gỗ huê.
Tại phiên tòa phúc thẩm trước đó, HĐXX đã phân tích tội danh đối với các bị cáo và thay đổi từ “cướp tài sản” sang tội danh “cưỡng đoạt tài sản”, đồng thời, tuyên với tổng mức án cho 14 bị cáo là 103,6 năm tù.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Văn Hiệu lãnh 9 năm tù; Hồ Văn Phương 8 năm 6 tháng tù; Phan Văn Cảm 8 năm tù; Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Ngọc Hoàn, Mai Hữu Sỹ, Nguyễn Xuân Quý, Lê Anh Vũ, Hồ Xuân Thiện, Lê Ngọc Lâm, Hoàng Văn Thành, Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Quân cùng chung mức án 7 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải nộp lại số tiền đã cướp được cho TAND tỉnh Quảng Bình để sung công quỹ Nhà nước.
Cho rằng mức án đó là quá cao đối với mình, nên ngay khi kết thúc vụ án, các bị cáo đã đồng loạt làm đơn kháng cáo và tiếp tục kêu oan.
Trong khi đó, đại diện VKSND tỉnh Quảng Bình cũng làm đơn kháng nghị vì cho rằng bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh tuyên phạt 14 bị cáo phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” là không đúng tội danh và việc áp dụng mức hình phạt từ 7 đến 9 năm tù giam cho các bị cáo là quá thấp và không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Do đó, VKSND tỉnh Quảng Bình đề nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, sửa đổi tội danh từ tội “cưỡng đoạt tài sản” sang tội “cướp tài sản” và tăng hình phạt đối với 14 bị cáo.
Trước đó, vào sáng ngày 25/5, phiên tòa phúc thẩm do TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử vụ án "cướp gỗ huê" cũng bị tạm hoãn bởi lý do không có luật sư bào chữa.
Nguồn: tin tuc hinh su trong ngay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét